Trà thảo dược (trà thảo mộc): Trong thành phần của nó không chỉ có lá trà mà là phối hợp giữa trà và thảo dược, dĩ dược đại trà (dùng thảo dược để thay thế trà)…
– Lá trà đơn hành: Là dùng lá trà pha uống để phòng trị một số bệnh mãn tính nào đó.
– Phối hợp giữa trà và thảo dược: Lá trà dùng chung với các loại thảo dược khác như một loại dược phẩm, đó là sự phát triển trong thực tế của trà thảo dược. Nếu chỉ sử dụng một loại lá trà nào đó để trị bệnh thì phạm vi điều trị sẽ bị hạn chế, còn phối hợp giữa lá trà với các loại thảo dược khác thì có thể trị được nhiều loại bệnh hơn.
– Dĩ dược đại trà (dùng thảo dược để thay thế trà): Là loại trà thảo dược có thể không thêm lá trà nào cả, chỉ dùng các loại thảo dược đối với những chứng bệnh không cần thiết hoặc không thích hợp điều trị bằng lá trà. Ngoài ra, tuy được làm từ nhiều loại thảo dược nhưng những thác thuốc đó vãn là trà tễ, người bệnh có thể sử dụng một cách tiện lợi. Bắt đầu từ đời Đường (Trung Quốc), có rất nhiều phương thuốc được ghi chép lại trên các sách y dược, một phần trong các bài thuốc đó là trà, nhưng không có mặt lá trà. Bài này làm cho bài thuốc cảu trà thảo dược phổ biến hơn.
Đặc điểm của trà thảo dược
– Thứ hai là nguyên liệu của các phương thuốc trà thảo dược dễ tìm, tiện lợi khi sử dụng, cho nên nó dễ được nhiều người tiếp nhận.
– Thứ ba là trà thảo dược giúp giảm áp lực về tinh thần khi uống thuốc tây, tránh bị bệnh đau dạ dày, có lợi cho việc điều trị các bệnh mãn tính.
– Thứ tư vì trong trà thảo dược ít dùng dược phẩm, thường sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên, cho nên chúng ta vừa có thể tiết kiệm dược liệu, vừa tiết kiệm chi phí điều trị bệnh.
Cách pha trà thảo dược
Nước dùng để pha trà cũng có liên quan chặt chẽ đến chất lượng của trà: Sau khi tiến hành thử nghiệm, người ta thấy rằng sử dụng nước suối trong rừng là tốt nhất, hay có thể sử dụng nước sông sạch hoặc nước máy sau khi để lắng qua một đêm.
Ngoài cách pha trà thảo dược, còn có thêm cách nấu trà. Khi nấu trà, chúng ta nên sử dụng những loại nồi đất, siêu sành, không nên sử dụng các vật dụng bằng kim loại, vì các vật dụng bằng kim loại rất dễ gây ra phản ứng hóa học đối với một số thảo dược trong trà, làm trà bị biến chất, biến mùi, sinh ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh. Thường xuyên dùng nước giếng và nước sông sạch để nấu.
Khi pha trà thảo dược, chúng ta hãy chế nước vào bình vừa bằng với lượng lá trà hoặc hơn một chút là thích hợp nhất.
Nấu trà với lừa to và lửa nhỏ, thông thường nấu với lửa to trước sau đó để lửa nhỏ liu riu. Lửa to để nấu đến khi nước trà sôi, lửa nhỏ để giữ độ sôi.
Thông thường, nên uống trà trước bữa ăn để cơ thể dễ hấp thụ đầy đủ các chất của trà. Đối với người bệnh dạ dày thì nên uống sau bữa ăn. Còn nếu muốn trị bệnh mất ngủ thì nên uống trước khi ngủ một tiếng đồng hồ.
Cũng có thể uống trà theo một khoảng thời gian nhất định, có khi 4 tiếng 1 lần, có khi cách 24 tiếng đồng hồ một lần. Nấu uống trong một lần gọi là “đốn phục” (uống ngay). Uống trong nhiều lần gọi là “tần phục” (chia ra uống thành nhiều lần). Dùng nước sôi để nguội uống chung với những thực vậy hoặc bột khó hòa tan gọi là “xung phục” (uống thuốc bằng nước sôi để nguội). Có những loại trà thảo dược dễ hòa tan, dễ ra vị, khi uống chỉ cần pha với nửa ly nước, lúc pha nhớ đậy nắp lại, cách đó gọi là “bào phục” (uống trà thảo dược bằng cách pha với nước sôi).
Cách chế biến và bảo quản trà thảo dược
Trà thảo dược phải được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh chỗ ẩm thấp, nếu không nó sẽ dần biến mùi, diệp lục tố và chất tamin của nó đều bị oxy hóa, như vậy, trà thảo dược sẽ giảm hương thâm và đục nước khi pha. Nếu bảo quản trong thời gian tương đối dài thì càng phải chú ý đậy kín hộp lại, tránh ánh nắng, đề phòng lão hóa, cũng như đừng để trà gần những vật có mùi nồng như xà bông thơm, rượu bia…
Tốt nhất là dùng các loại hộp làm bằng sành sứ, đừng dùng những hộp làm bằng gỗ hay nhôm sắt.